Thi công phòng sạch tiêu chuẩn GMP

Hotline: 094603380666 - Email: cachnhietthinhphat01@gmail.com.

Panel PU

ĐT, Zalo: 09460338 666 Ms. Thuận.

Panel EPS phòng sạch GMP

ĐT, Zalo: 09460338 666 Ms. Thuận.

Thi công phòng sạch tiêu chuẩn GMP

ĐT, Zalo: 09460338 666 Ms. Thuận.

Túi khí cách nhiệt Thịnh Phát

ĐT, Zalo: 09460338 666 Ms. Thuận.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng nhận chống cháy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng nhận chống cháy. Hiển thị tất cả bài đăng

Đặc tính panel cách nhiệt mái EPS

Đặc tính tấm panel mái cách nhiệt mái EPS

Panel cách nhiệt mái EPS
Panel cách nhiệt mái EPS

Panel mái mút xốp

Panel mái mút xốp (Expandable Polystyrene) được phủ bởi hai lớp tôn mạ màu có tác dụng chống rỉ sét và lõi mút xốp kẹp giữa giúp cách nhiệt, tăng độ cứng và khả năng chịu lực cao.

Tấm panel mái bằng mút xốp có múi sóng 30mm giúp chống dột từ các mép nối. Hơn nữa, khoảng cách giữa các bước sóng rộng 250mm làm gia tăng diện tích thoát nước mái cho các công trình có độ dốc nhỏ. Tấm panel mái có độ cứng cao so với tôn lợp bình thường nên công tác đưa tấm lên mái nhanh, nhiều mà không làm hư hỏng kết cấu tấm đảm bảo tính an toàn khi thí công trên mái.
Panel cách nhiệt mái EPS
Cấu tạo panel cách nhiệt mái EPS

Ưu điểm của panel mái EPS


1. Giảm ồn từ tác nhân bên ngoài và cách nhiệt.

2. Thoát nước nhanh, chống tràn mép nối

3. Tạo vững chắc cho mái nhờ liên kết tấm vững

4. Thi công nhanh, dễ dàng và an toàn

5. Bền màu với thời gian

Ứng dụng tấm cách nhiệt Panel EPS trong xây dựng

Nhà máy dệt / Nhà máy điện / Nhà máy chế biến thực phẩm / Nhà kho nông – hải sản / Kho đông lạnh / Nhà ở dân dụng/ Phòng sạch/ Trung tâm điều phối.....

Panel cách nhiệt mái EPS
Panel cách nhiệt mái EPS lập mái nhà xưởng công nghiệp
Panel cách nhiệt mái EPS
Panel cách nhiệt mái EPS chống nóng công trình xây dựng


Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÁCH NHIỆT THỊNH PHÁT
( Đối diện nhà máy Pesi Co )
Địa chỉ : 198 HT 13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Số 46 Đường TA03, Phường Thới An, Quận 12, Hồ Chí Minh 

     HOTLINE: (028) 3636 1168 - 0903 659 678 - 0817 998 599

Email: cachnhietthinhphat01@gmail.com

Hướng dẫn chống nóng cho nhà mái tôn hiệu quả nhất

Hướng dẫn chống nóng cho nhà mái tôn hiệu quả nhất


Cách chống nóng cho nhà mái tôn sẽ giúp không khí trong ngôi nhà luôn mát mẻ, dễ chịu dù thời tiết ngoài trời có nắng nóng đến đâu. Vậy cách chống nóng cho nhà mái tôn như thế nào để đạt hiệu quả nhất?

Thời tiết nắng nóng khiến bạn cảm thấy khó chịu ngay cả khi ở trong nhà, đặc biệt là những công trình lợp mái tôn. Tuy nhiên, với một số cách chống nóng cho nhà mái tôn đơn giản mà hiệu quả dưới đây, bạn sẽ cảm thấy không khí trong nhà trở nên mát mẻ hơn. Cùng tham khảo và áp dụng nhé!
chong-nong-nha-mai-ton
Thi công cách nhiệt mái tôn

Chống nóng bằng sơn

Một cách chống nóng cho nhà mái tôn đang được áp dụng phổ biến nhất là quét sơn chống nóng. Cách làm rất đơn giản, tranh thủ trời mát, bạn leo lên mái nhà bằng tôn và quét một lớp sơn chống nắng là xong. Nếu bạn mua nhà mái tôn có diện tích rộng hay bạn là người sợ độ cao thì có thể nhờ dịch vụ sơn nhà đến thi công vừa nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn, chất lượng.

Lót tấm cách nhiệt

Nếu bạn mới mua đất và chuẩn bị xây dựng nhà thì có thể áp dụng cách lót tấm cách nhiệt. Bởi sử dụng vào thời điểm này sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm khá nhiều chi phí. Còn những hộ gia đình chưa đủ điều kiện lót ngay hay chỉ ở nhà cho thuê thì nên lót để chống nóng.
Các bạn có thể nhờ dịch vụ sửa chữa nhà giá rẻ thi công lót tấm cách nhiệt, PU lên mái để giảm bớt chi phí.
chong-nong-nha-mai-ton
Sử dụng túi khí cách nhiệt chống nóng mái tôn

Làm la phông trần thạch cao chống nóng

Cách chống nóng cho nhà mái tôn bằng là phông trần thạch cao cũng được áp dụng ngay khi xây dựng ngôi nhà, vì như vậy vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ vừa mang lại khả năng chống nóng tốt.
Trường hợp bạn mua nhà có sẵn và phần mái nhà chưa được chống nóng thì bạn có thể gọi một đơn vị sửa chữa nhà chuyên nghiệp đến thi công phần này. Chú ý, khi làm la phông hoặc trần thạch cao cần phải trần hai lớp hay thả xốp mới có thể phát huy hiệu quả chống nóng tốt nhất.

Lắp máy lạnh xua tan khí nóng

Lắp máy lạnh là cách được xem như là hiệu quả cao nhất nhưng chi phí rất cao. Vì vậy, cách chống nóng này không thể áp dụng cho những ngôi nhà có diện tích lớn và đông thành viên.

Bỏ cành cây, lá cây lên mái

Chống nóng bằng cách bỏ cành cây lên mái tôn là cách đơn giản mà tốn ít chi phí nhất. Các bạn có thể tận dụng tàu lá chuối hay các loại cành cây, lá cây khác rồi phủ lên mái. Lưu ý, chỉ nên bỏ các loại cành cây, lá cây có khối lượng nhẹ để tránh làm hư mái tôn.

Phun nước lên những tấm tôn lợp mái

Nhiều gia đình do thời tiết quá nóng nên đã lắp đặt các vòi phun tưới tự động để phun lên mái tôn trong những giờ nóng đỉnh điểm. Nhưng cách này đòi hỏi chi phí lắp đặp và chi phí điện nước. Do đó, các bạn cần cân nhắc khi sử dụng phương án chống nóng kiểu này.
Với lớp cách nhiệt là EPS và PU có khả năng chống nóng cách âm tốt.
chong-nong-cho-nha-mai-ton
Panel cách nhiệt mái PU lõi cách nhiệt Poly Urethane

chong-ngong-cho-nha-mai-ton
Panel cách nhiệt mái EPS lõi cách nhiệt xốp


Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÁCH NHIỆT THỊNH PHÁT
( Đối diện nhà máy Pesi Co )
Địa chỉ : 198 HT 13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Số 46 Đường TA03, Phường Thới An, Quận 12, HCM

     HOTLINE: (028) 3636 1168 - 0903 659 678 - 0817 998 599

Email: cachnhietthinhphat01@gmail.com

Chứng nhận chống cháy panel PU

Chứng nhận chống cháy panel PU:

Chứng nhận chống cháy 1

Chứng nhận chống cháy 2

Chứng nhận chống cháy 3

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÁCH NHIỆT THỊNH PHÁT
( Đối diện nhà máy Pesi Co )
Địa chỉ : 198 HT 13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Số 46 Đường TA03, Phường Thới An, Quận 12, Hồ Chí Minh 

     HOTLINE: (028) 3636 1168 - 0903 659 678 - 0817 998 599

Email: cachnhietthinhphat01@gmail.com

Hướng dẫn bảo vệ mái tôn trong mùa bão

Hướng dẫn bảo vệ mái tôn trong mùa bão


Trong những ngày giông bão, nếu mái lợp của ngôi nhà không được vít chặt thì rất dễ bị cuốn theo khi có gió to. Vì đây là vật cản phẳng và rộng đối với gió và nó cũng nhận được toàn bộ sức mạnh. Mái nhà hư hỏng có thể gây thiệt hại tài sản và ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình.

Nếu ngôi nhà của bạn dùng mái tôn, hãy kiểm tra xem hệ thống mái đó đã được vít chặt chưa. Nếu bạn không chắc chắn là mái nhà bạn được vít chặt chưa, hãy kiểm tra với cán bộ kỹ thuật. Sau khi kiểm tra khung mái nhà, cán bộ kỹ thuật sẽ đề xuất giúp bạn nên vít như thế nào và nên gia cố thêm thế nào.

Nếu các tấm lợp không được vít chặt vào khung nhà, vì sức mạnh của gió bão lớn có thể làm bay những mái lợp. Khi bay các tấm mái lợp, toàn bộ mái lợp có nguy cơ bị hỏng. Thêm vào đó, các mảnh vỡ có thể đâm thủng tấm lợp và gây thiệt hại nhiều hơn khi gió lớn. Nếu một trong hai trường hợp trên xảy ra, gió vào nhà làm ảnh hưởng tới cấu trúc nhà, phá hỏng đồ đạc và ảnh hưởng tới tính mạng người trong gia đình.

Mái lợp ở những khu vực gió lớn cần được gắn với khung nhà bằng loại đinh vít chắc chắn.

Khoảng cách giữa các ốc vít phụ thuộc vào sức mạnh và thiết kế của mái lợp. Khoảng cách các đinh vít nên gần mép của tấm lợp. Ngoài ra tất cả các cạnh của mái lợp như dọc theo các góc nhà cần được bao phủ với một tấm kim loại bảo vệ
Đối với các tòa nhà nằm gần biển, nên sử dụng loại ốc chống ăn mòn.
Sau đây là một số giải pháp kỹ thuật để tăng khả năng chịu bão cho hệ thống mái tôn:


1. Các vị trí cần lưu ý đối với mái nhà

Những vị trí cần lưu ý đối với mái nhà

- Khoảng cách giữa các xà gồ phụ thuộc vào vật liệu mái (do nhà cung cấp sản phẩm hướng dẫn).

- Kích thước xà gồ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các vì kèo và vật liệu xà gồ. (do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn)

- Số lượng vít bắt tôn tại vị trí thanh xà gồ cuối cần được tăng thêm (5 vít/m dài).

- Cần có liên kết tấm phủ nóc nhà và tấm phủ góc đầu hồi nhà.


2. Một số phương pháp giảm khả năng bị tốc mái trong khi có gió bão


Sử dụng nẹp thép thông thường (40×4). Khoảng cách giữa các thanh nẹp chống bão L <=2,5m. Loại nẹp chống bão này thông dụng, dễ thi công nhưng có nhược điểm ngăn rác chảy theo mái ( như lá cây...). Vì vậy cần phải thường xuyên vệ sinh bề mặt mái.


Để tăng tiết diện liên kết giữa mái và xà gồ có thể sử dụng sản phẩm ke chống bão. Loại ke này có độ bền cao, chịu được sức gió bão giật cấp 10-12... Sản phẩm có nhiều loại phụ thuộc vào các hình dạng của sóng tôn. Khi bắn lên mái tôn, diện tích của ke được trùm lên toàn bộ sóng dương và một phần sóng âm của hai tấm tôn và được định giữ chặt thành một khối: Ke chống bão, tấm lợp 3 lớp và xà gỗ. Nhờ vậy ke chống bão làm tăng độ khít giữa điểm giao phối của hai tấm tôn làm cho gió không luồn vào, giữ chắc mái tôn với xà gỗ không bị bay, không bị xé khi có gió bão giật cấp 10- 12.

3. Bổ sung vít bắt tôn tại những vị trí tiếp giáp giữa các loại vật liệu lợp mái

Ví dụ như giữa mái tôn và mái lấy sáng, số lượng vít bắt tôn tại các vị trí tiếp giáp cần phải được gia cường bổ sung theo bản vẽ dưới.
Những lợi ích của việc áp dụng các biện pháp gia cố trên:

- Ngăn chặn nguy cơ tốc mái có thể bảo vệ công trình và tài sản của doanh nghiệp.

- Giúp ngăn chặn thương vong cho con người.

Lời khuyên


Hãy lưu ý những điềm sau khi gia cố giằng cho mái lợp nhà hoặc doanh nghiệp:

- Thanh giằng, ốc vít và ke chống bão có thể được thêm vào khá dễ dàng, nhưng bạn nên thuê các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện để đảm bảo vít chặt các thanh giằng.

- Nếu bạn thuê chuyên gia xây dựng kiểm tra khung mái, hãy kết hợp kiểm tra luôn toàn bộ nhà xưởng để xem cần gia cố gì thêm để bảo vệ tài sản khỏi bị gió bão phá hỏng.

Trên đây là một số mẹo hay giúp gia chủ có thể bảo vệ mái tôn trong mùa gió bão. Nếu quý khách muốn được tư vấn về việc thi công, lắp đặt các sản phẩm tấm lợp 3 lớp, tấm panel. Vui lòng liên hệ Phương Nam để được giải đáp cụ thể.

Chuyên thi công panel lợp mái:

. Thi công panel lợp mái EPS
. Thi công panel lợp mái PU
. Thi công lợp mái tôn PU chống nóng

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÁCH NHIỆT THỊNH PHÁT
( Đối diện nhà máy Pesi Co )
Địa chỉ : 198 HT 13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Số 46 Đường TA03, Phường Thới An, Quận 12, Hồ Chí Minh 

     HOTLINE: (028) 3636 1168 - 0903 659 678 - 0817 998 599

Email: cachnhietthinhphat01@gmail.com

Phân loại kho lạnh theo 4 tiêu chí

Tiêu chí phân loại kho lạnh

Kho lạnh là kho dùng để bảo quản như bảo quản nông sản , bảo quản thủy hải sản , bảo quản thực phẩm, là một phần quan trọng của mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm. Kko lạnh công nghiệp được áp dụng vào các khu công nghiệp, chế biến thực phẩm và bảo quản cáp đông thực phẩm tươi sống. Đặc điểm của các kho lạnh là phụ thuộc vào các cảm biến. Do đó có nhiều kho lạnh với mục đích sử dụng khác nhau thì sử dụng loại cảm biến khác nhau

Hình Thiếu

1. Phân loại kho lạnh theo công dụng

– Kho lạnh sơ bộ:

 Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại các nhà máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.

– Kho chế biến

Được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm (nhà máy đồ hộp, nhà máy sữa, nhà máy chế biến thuỷ sản, nhà máy xuất khẩu thịt,…). Các kho lạnh loại này thường có dung tích lớn, cần phải trang bị hệ thống có công suất lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập hàng thường xuyên.

– Kho phân phối, trung chuyển:

 Dùng điều hoà cung cấp thực phẩm cho các khu dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung tích lớn, trữ nhiều mặt hàng và có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống sinh hoạt của cả một cộng đồng.

– Kho thương nghiệp

Kho lạnh bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ thống thương nghiệp. Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được doanh nghiệp bán trên thị trường.

– Kho vận tải 

(trên tàu thuỷ, tàu hoả, ôtô): Đặc điểm của kho là dung tích lớn, hàng bảo quản mang tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.

– Kho sinh hoạt:

 Đây là loại kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng dùng bảo quản một lượng hàng nhỏ.
                
2. Phân loại kho lạnh theo nhiệt độ
– Kho bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản nằm trong khoảng -2oC đến 5oC. Đối với một số rau quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn (đối với chuối > 10oC, đối với chanh >4oC). Nói chung các mặt hàng chủ yếu là rau quả và các mặt hàng nông sản.
– Kho bảo quản đông: Kho được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp đông. Đó là hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nhiệt độ bảo quản tuỳ thuộc vào thời gian, loại thực phẩm bảo quản. Tuy nhiên nhiệt độ bảo quản tối thiểu cũng phải đạt -18oC để các vi sinh vật không thể phát triển làm hư hại thực phẩm trong quá trình bảo quản.
– Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -12oC, buồng bảo quản đa năng thường được thiết kế ở -12oC nhưng khi cần bảo quản lạnh có thể đưa lên nhiệt độ bảo quản 0oC hoặc khi cần bảo quản đông có thể đưa xuống nhiệt độ bảo quản -18oC tuỳ theo yêu cầu công nghệ. Khi cần có thể sử dụng buồng đa năng để gia lạnh sản phẩm. Buồng đa năng thường được trang bị dàn quạt nhưng cũng có thể được trang bị dàn tường hoặc dàn trần đối lưu không khí tự nhiên.
– Kho gia lạnh: Được dùng để làm lạnh sản phẩm từ nhiệt độ môi trường xuống nhiệt độ bảo quản lạnh hoặc để gia lạnh sơ bộ cho những sản phẩm lạnh đông trong phương pháp kết đông 2 pha. Tuỳ theo yêu cầu quy trình công nghệ gia lạnh, nhiệt độ buồng có thể hạ xuống -5oC và nâng lên vài độ trên nhiệt độ đóng băng của các sản phẩm được gia lạnh. Buồng gia lạnh thường được trang bị dàn quạt để tăng tốc độ gia lạnh cho sản phẩm.
– Kho bảo quản nước đá: Nhiệt độ tối thiểu -4oC.
3. Phân loại kho lạnh theo dung tích chứa
Kích thước kho lạnh bảo quản phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do đặc điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm khác nhau nên thường quy dung tích ra tấn thịt (MT – Meat Tons). Ví dụ: Kho 50MT, kho 100MT, 200MT, 500MT,… là những kho có khả năng chứa 50, 100, 200, 500 tấn thịt.
4. Phân loại kho lạnh theo đặc điểm cách nhiệt
– Kho xây: Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta bọc lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, giá thành tương đối cao, không đẹp, khó tháo dỡ, và di chuyển. Mặt khác về mặt thẩm mỹ và vệ sinh kho xây không đảm bảo tốt. Vì vậy, hiện nay ở nước ta thường ít sử dụng kho xây để bảo quản thực phẩm.
– Kho panel: Được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyuretan và được lắp ghép với nhau bằng các móc khoá cam locking và mộng âm dương. Kho panel có hình thức đẹp, gọn và giá thành tương đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ và bảo quản các mặt hàng thực phẩm, nông sản, thuốc men, dược liệu… Hiện nay nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế hầu hết các xí nghiệp, công nghiệp thực phẩm đều sử dụng lắp đặt kho lạnh bằng  panel để bảo quản hàng hoá.


Chuyên cung cấp:

. Panel vỏ kho lạnh
. Panel eps độ dày 200
. Panel pu độ dày 150
. Panel phòng sạch
. Panel kho lạnh
. Tư vấn, thiết kế và thi công panel kho lạnhu


Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:


CÔNG TY TNHH CÁCH NHIỆT THỊNH PHÁT
( Đối diện nhà máy Pesi Co )
Địa chỉ : 198 HT 13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Số 46 Đường TA03, Phường Thới An, Quận 12, Hồ Chí Minh 

     HOTLINE: (028) 3636 1168 - 0903 659 678 - 0817 998 599

Email: cachnhietthinhphat01@gmail.com

Quy định về thực phẩm chức năng tại Việt Nam

Quy định về thực phẩm chức năng tại Việt Nam

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về quản lý thực phẩm chức năng.


Chương I 


QUY ĐỊNH CHUNG



Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và áp dụng



1. Thông tư này quy định các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công bố sản phẩm, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

2. Thông tư này không áp dụng đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ. Việc sản xuất, kinh doanh, công bố sản phẩm, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng sản phẩm này được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Food Supplement, Dietary Supplement) là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:

a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;

b) Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.

3. Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

4. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.

5. Bằng chứng khoa học là các thông tin, tài liệu khoa học từ các công trình nghiên cứu khoa học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học nghiệm thu hoặc được các tạp chí khoa học trong, ngoài nước công bố hoặc tài liệu về y học cổ truyền, cây thuốc, vị thuốc được công bố trên các ấn bản khoa học.

6. Lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam (RNI - Recommended Nutrition Intakes) là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) công bố.


Chương II




YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG



Điều 3. Công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm

1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

2. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

3. Trình tự, hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các điều 4, 5, 7 và 9 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Điều 4. Yêu cầu về báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng

1. Sản phẩm phải thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người bao gồm:

a) Sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh;

b) Sản phẩm công bố công dụng mới chưa được công nhận tại các quốc gia khác trên thế giới;

c) Sản phẩm có chứa hoạt chất mới chưa được cho phép sử dụng;

d) Sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công thức khác với sản phẩm đã có bằng chứng khoa học chứng minh, lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường;

đ) Sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật lần đầu tiên đưa ra thị trường có thành phần cấu tạo khác với thành phần cấu tạo của các sản phẩm y học cổ truyền cổ phương, cổ phương gia giảm đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học;

e) Thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt chưa được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan được ủy quyền hoặc pháp luật của nước xuất xứ cho phép, nước xuất khẩu xác nhận về công dụng, đối tượng sử dụng và cách dùng được phép ghi trên nhãn hàng hóa.

2. Việc thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người phải được thực hiện tại các tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học về y học. Riêng đối với sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phải được thực hiện tại các bệnh viện có chức năng nghiên cứu khoa học từ tuyến tỉnh trở lên.

3. Trong trường hợp đánh giá thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người được thực hiện tại nước ngoài, việc thử nghiệm phải được thực hiện ở đơn vị được cơ quan thẩm quyền nước sở tại thừa nhận, công nhận hoặc kết quả thử nghiệm được đăng tải trên các tạp chí khoa học.

4. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thành lập Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực phù hợp để tham gia thẩm định báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng sản phẩm và các bằng chứng khoa học được công bố.

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Yêu cầu kiểm nghiệm

Việc kiểm nghiệm thực phẩm chức năng để công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm nghiệm định kỳ phải tuân thủ các quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định sau đây:

1. Các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm, mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước thực hiện kiểm nghiệm được thì phải định lượng hoạt chất chính đó trong sản phẩm.

2. Hoạt chất chính mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước chưa có phương pháp thử, mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng được thì yêu cầu công bố hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố.

Điều 6. Yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng

Ngoài việc phải thực hiện theo quy định ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn về tên sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm và các nội dung ghi nhãn bắt buộc quy định tại Chương II quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn của Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn, việc ghi nhãn thực phẩm chức năng đối với từng nhóm thực phẩm cụ thể còn phải tuân thủ quy định tại các điều 9, 11 và 13 Thông tư này và các quy định sau đây:

1. Công bố khuyến cáo về nguy cơ, nếu có.

2. Tên sản phẩm và các nội dung trên nhãn phải phù hợp nội dung đã công bố và các tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm.

Điều 7. Quảng cáo thực phẩm chức năng

1. Việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải được thực hiện theo quy định pháp luật về quảng cáo.

2. Việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên phương tiện nghe nhìn phải có dòng chữ chú ý: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết, lời đọc phải nhìn được và nghe rõ ràng trong điều kiện bình thường.


Chương III




YÊU CẦU ĐỐI VỚI THỰC PHẨM BỔ SUNG



Điều 8. Yêu cầu về nội dung công bố

1. Công bố hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient content claims):

Khi bổ sung các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic hoặc chất có hoạt tính sinh học khác vào thực phẩm, việc công bố hàm lượng các chất đó có trong thực phẩm tính theo lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam (RNI) được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, như sau:

a) Khi hàm lượng chất dưới 10% RNI thì không được ghi công bố về chất đó;

b) Khi hàm lượng chất từ 10% RNI trở lên thì được công bố cụ thể tên, hàm lượng của các chất đó cho mỗi khẩu phần ăn hoặc trên 100g sản phẩm;

c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá mức tối đa cho phép của các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm chức năng được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp Việt Nam chưa có khuyến cáo mức đáp ứng thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.

2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):

a) Các khuyến cáo về sức khỏe đối với các chất bổ sung chỉ được công bố khi hàm lượng chất đó có trong thực phẩm đạt được từ 10% RNI trở lên và có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh.

b) Đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khỏe của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi có các bằng chứng khoa học chứng minh hoặc khi hàm lượng của các thành phần trên phù hợp với mức khuyến cáo trong các tài liệu khoa học đã được công bố.

c) Các khuyến cáo sức khỏe phải được ghi rõ ràng và thống nhất, phù hợp với đối tượng và liều dùng đã công bố.

Điều 9. Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt

Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 Thông tư này, nhãn thực phẩm bổ sung phải đáp ứng các quy định sau đây:

1. Phải ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm bổ sung” hoặc tên nhóm trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên phần chính của nhãn.

2. Phải chỉ rõ đối tượng cụ thể, phù hợp với mức đáp ứng của liều khuyên dùng đã công bố hoặc phù hợp với bằng chứng khoa học đã được chứng minh về liều dùng khuyến cáo với những thành phần chưa có quy định mức đáp ứng.


Chương IV




THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE



Điều 10. Yêu cầu về nội dung công bố

1. Công bố về hàm lượng:

a) Thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm phải được liệt kê trước cùng tên đầy đủ và hàm lượng. Các thành phần khác được liệt kê tiếp sau theo thứ tự giảm dần về khối lượng;

b) Hàm lượng của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất phải đạt được tối thiểu 15% RNI được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá Mức tối đa cho phép của các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm chức năng được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sản phẩm phải được ghi trên nhãn bằng số và phải được công bố dưới dạng tỉ lệ phần trăm (%) tính theo RNI, dựa trên liều khuyên dùng hằng ngày của sản phẩm hoặc dựa trên một đơn vị sử dụng (serving size).

Trong trường hợp Việt Nam chưa có khuyến cáo mức đáp ứng thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.

2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):

a) Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm, chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần;

b) Công bố khuyến cáo về sức khỏe, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp phải thống nhất và phù hợp với các tài liệu tại hồ sơ;

c) Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học nhỏ hơn mức trong các tài liệu khoa học chứng minh thì không được công bố công dụng sản phẩm;

d) Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học đạt như trong tài liệu khoa học khuyến cáo thì được công bố công dụng nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp;

đ) Khi hàm lượng các thành phần cấu tạo chưa có khuyến cáo mức đáp ứng thì phải cung cấp tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của thành phần đó cùng khuyến cáo liều dùng khi công bố.

3. Đối tượng sử dụng:

a) Đối tượng phải phù hợp với công dụng đã công bố và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thông qua bản Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

b) Phải cảnh báo đối tượng không được sử dụng (nếu có).

Điều 11. Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt

Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 của Thông tư này, nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng các quy định sau đây:

1. Ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” trên phần chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và thuốc.

2. Khi lấy thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ ở bên cạnh hoặc dưới tên sản phẩm trên phần nhãn chính và trong thành phần cấu tạo ở nhãn sản phẩm nội dung sau:

a) Hàm lượng hoạt chất trong thành phần đó nếu định lượng được; hoặc

b) Hàm lượng thành phần đó nếu không định lượng được hoạt chất trong thành phần.

3. Không ghi cơ chế tác dụng trên nhãn sản phẩm.

4. Phải ghi cụm từ “Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các khuyến cáo khác nếu có. Cụm từ này phải có màu tương phản với màu nền của nhãn và chiều cao chữ không được thấp hơn 1,2 mm, đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.


Chương V



THỰC PHẨM DINH DƯỠNG Y HỌC VÀ THỰC PHẨM


DÙNG CHO CHẾ ĐỘ ĂN ĐẶC BIỆT


Điều 12. Yêu cầu về nội dung công bố

1. Công bố hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient content claims):

a) Các thành phần của sản phẩm thực phẩm phải liệt kê đầy đủ tên theo thứ tự giảm dần về khối lượng;

b) Phải công bố mức đáp ứng theo RNI đối với vitamin và khoáng chất trên khẩu phần ăn (serving size) hoặc hàm lượng trên 100g sản phẩm;

c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá Mức tối đa cho phép của các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm chức năng được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp Việt Nam chưa có khuyến cáo mức đáp ứng thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế.

2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):

Công bố phải nêu rõ khuyến cáo sức khỏe phù hợp mức đáp ứng về dinh dưỡng đối với đối tượng cụ thể.

3. Đối tượng sử dụng:

Công bố sản phẩm phải chỉ rõ đối tượng sử dụng kèm theo cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng (nếu có).

4. Liều dùng:

Công bố liều dùng phù hợp với đối tượng sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể.

Điều 13. Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt

Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 của Thông tư này, nhãn thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm dinh dưỡng y học” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và ghi dòng chữ: “Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”.

2. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường

3. Phải có hướng dẫn chi tiết quy trình vệ sinh dụng cụ và cách thức pha để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và đủ dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của đối tượng sử dụng.

4. Yêu cầu về hướng dẫn cách sử dụng:

a) Phải rõ ràng, chi tiết trong hồ sơ công bố sản phẩm;

b) Phải cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng, nếu có.


Chương VI




ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ HƯỚNG DẪN



SỬ DỤNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG


Điều 14. Điều kiện đối với sản xuất thực phẩm chức năng

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu sản xuất, bao bì chứa đựng và người trực tiếp sản xuất phải thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

2. Cơ sở sản xuất dược phẩm đã được cấp chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP) khi sản xuất thực phẩm chức năng được miễn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

3. Thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP) và Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 15. Điều kiện đối với kinh doanh, bảo quản, vận chuyển thực phẩm chức năng

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp kinh doanh phải thực hiện theo quy định tại các điều 4, 5 và 6 Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được bày bán riêng biệt với khu vực bày bán các loại thực phẩm khác. Nhà thuốc phải có khu bày bán riêng cho sản phẩm thực phẩm chức năng.


Chương VII




THU HỒI VÀ XỬ LÝ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG



 KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN


Điều 16. Thu hồi thực phẩm chức năng

1. Thực phẩm chức năng phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Quá thời hạn sử dụng;

b) Không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế;

c) Thông tin sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với nội dung đã được xác nhận bởi cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc không phù hợp với nội dung Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật;

d) Lưu thông trên thị trường mà chưa có chứng nhận hợp quy hoặc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

đ) Khi cơ quan thẩm quyền các nước hoặc tổ chức quốc tế cảnh báo và được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khẳng định về tính không an toàn của sản phẩm.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có trách nhiệm thu hồi và báo cáo với Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

Điều 17. Xử lý thực phẩm chức năng không bảo đảm an toàn

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không bảo đảm an toàn có trách nhiệm xử lý thực phẩm đó và chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm vi phạm

1. Việc truy nguyên nguồn gốc được tiến hành tại nơi đóng gói cuối cùng của sản phẩm. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, chất lượng, an toàn nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra.

2. Việc truy nguyên nguồn gốc các nguyên liệu là nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm được điều tra tại cơ sở là xuất xứ của sản phẩm vi phạm và thông qua các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra để truy nguyên đến tận cùng cơ sở cung cấp nguyên liệu hoặc vùng sản xuất nguyên liệu.


Chương VIII



ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 19. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2015.

Bãi bỏ Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 20. Quy định chuyển tiếp

Sản phẩm thực phẩm chức năng đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Công an trong phạm vi quyền hạn được giao tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Thông tư này.

2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các đơn vị liên quan kiểm tra và giám sát các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng tại địa phương.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có sản phẩm cần thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người phải chịu trách nhiệm về chi phí thử nghiệm theo quy định hiện hành.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có trách nhiệm thực hiện các quy định của Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để xem xét, giải quyết.
Quy định về thực phẩm chức năng tại Việt Nam

Chuyên tư vấn và thi công phòng sạch dược phẩm:

. Thi công panel phòng sạch dược phẩm
. Thi công phòng sạch GMP
. Thi công phòng sạch bảo quản vắc-xin
. Tư vấn thiết kế phòng sạch theo chuẩn bộ y tế

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÁCH NHIỆT THỊNH PHÁT
( Đối diện nhà máy Pesi Co )
Địa chỉ : 198 HT 13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Số 46 Đường TA03, Phường Thới An, Quận 12, Hồ Chí Minh 

     HOTLINE: (028) 3636 1168 - 0903 659 678 - 0817 998 599

Email: cachnhietthinhphat01@gmail.com